MTA Hanoi is part of the Informa Markets Division of Informa PLC

This site is operated by a business or businesses owned by Informa PLC and all copyright resides with them. Informa PLC’s registered office is 5 Howick Place, London SW1P 1WG. Registered in England and Wales. Number 8860726

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tự chủ nguyên liệu và nhân lực là 2 vấn đề

11/04/2023

TS Nguyễn Quân (ảnh) – nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) – Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam – chia sẻ với Lao Động về đòi hỏi cấp bách phải xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đáp ứng yêu cầu thực tế, khi thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, cái mới hôm nay, ngày mai đã có thể trở nên lạc hậu và bị công nghệ mới hơn thay thế.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tự chủ nguyên liệu và nhân lực là 2 vấn đề
Ngành công nghiệp hỗ trợ còn nhiều dư địa để phát triển. Ảnh: Vũ Long

Ông đánh giá thế nào về vai trò của CNHT trong nền kinh tế nước ta, thưa ông?

– Các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) hầu như chưa có sản phẩm CN chính nổi tiếng có quy mô sản xuất lớn, vì thế khi chưa hội nhập quốc tế thì không có cơ hội phát triển ngành CNHT đúng nghĩa. Điều đó giải thích vì sao khái niệm CNHT mới chỉ được đề cập trong thời gian gần 20 năm trở lại đây, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO và ký kết hàng loạt các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các quốc gia và các khu vực. Và cũng mất hàng chục năm nghiên cứu, tìm hiểu thì đến năm 2017 Bộ Công Thương mới trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18.1.2017 phê duyệt Chương trình phát triển CNHT giai đoạn từ 2016-2025.

Tuy nhiên, cái khó cho DN nội địa ở chỗ, dù chỉ sản xuất linh kiện, phụ tùng nhưng lại phải đáp ứng tiêu chuẩn rất cao và nghiêm ngặt của sản phẩm chính, đòi hỏi phải đầu tư công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng tương xứng. Sau nữa, ngành sản xuất vật liệu và cơ khí chế tạo (CKCT) của Việt Nam còn yếu kém, nên các DN hỗ trợ vẫn phải nhập khẩu (NK) hầu hết nguyên vật liệu và máy móc từ nước ngoài, rất khó giảm giá thành sản phẩm ngay cả khi được ưu đãi thuế. Chính vì thế, hơn 6 năm đã trôi qua mà ngành CNHT vẫn chưa phát triển như kỳ vọng và mục tiêu của Quyết định 68.

Thưa TS, dân số Việt Nam trẻ đã đem lại nguồn lao động dồi dào cho ngành CNHT. Ông đánh giá thế nào về tiềm năng phát triển của ngành CNHT trong giai đoạn tới?

– Tôi đánh giá tốt về nguồn nhân lực của Việt Nam, bởi lao động Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, thanh niên Việt Nam khi được đào tạo tốt thì có trí tuệ và trình độ không thua kém các nước trong khu vực…

Nhưng điều bất lợi lại quá nhiều, mà ai cũng dễ dàng nhận thấy: Tỉ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam còn thấp, chưa nói đến chất lượng đào tạo kém, dẫn tới hầu hết nhân lực được tuyển dụng vào làm việc ở các DN đầu tư nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh đều phải đào tạo lại.

Kỹ năng và kỷ luật lao động cũng là một yếu tố cản trở khi NLĐ phải tiếp cận với CN mới, trình độ tự động hóa cao và sản xuất theo dây chuyền CN. Các DN CNHT phải nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu chính, máy móc thiết bị và công nghệ từ nước ngoài, cộng với việc phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao về quản lý, quản trị DN và chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ giao hàng… đòi hỏi các DN nhỏ và vừa (SME) phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian thích ứng.

Trong thập niên này, ngành CNHT nào sẽ phát triển mạnh nhất, thưa ông?

– Có thể nhận xét sơ bộ là: Linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy, dệt may, điện thoại di động, thiết bị điện tử dân dụng sẽ là những ngành được đầu tư phát triển trong tương lai gần, vì đây là các ngành đã có sản phẩm chính được đầu tư sản xuất ở Việt Nam bởi các “ông lớn” như SAMSUNG, LG, HYUNDAI, TOYOTA, MAZDA, DAIKIN, FORD, INTEL, CARRIER, TRANE.

Nhiều DN trong ngành CNHT đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô, các khu sản xuất với máy móc hiện đại. Theo ông, cần thêm những động lực gì để ngành CNHT phát triển như kỳ vọng?

– Đúng là CNHT của Việt Nam đang đứng trước thuận lợi khi chúng ta đã ký kết các FTA do với hầu hết các quốc gia và khối kinh tế lớn, đã ký kết hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ (KHCN) với hơn 50 quốc gia phát triển nhất và làn sóng đầu tư trực tiếp của nước ngoài đang ồ ạt đổ vào Việt Nam. Có nhiều DN SME đã thực sự trở thành mắt xích của chuỗi sản xuất toàn cầu, kể cả sản xuất linh kiện, phụ tùng cho ôtô, máy bay, thiết bị viễn thông, dàn khoan dầu khí, nhà máy điện và máy biến thế điện…

Hai vấn đề bất cập lớn nhất của ngành CNHT vẫn là nguồn nhân lực trình độ chưa cao và chưa tự chủ được nguyên vật liệu chính cho sản xuất. Vì vậy để phát triển ngành CNHT phải giải quyết bằng được hai điểm yếu này.

Theo Báo Lao Động

Share this post

You may be interested in

28/03/2024
Tỉnh Ninh Bình mong muốn thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với Hàn Quốc
Tại buổi đón tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Young-sam vào ngày 25/3,...
28/03/2024
Việt Nam – EU: Tăng cường mở rộng hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Tại Việt Nam, hợp tác và hội nhập quốc tế được coi là giải pháp then...
27/03/2024
Tập đoàn bán dẫn Lam Research (Hoa Kỳ) muốn phát triển nhà máy tỷ USD tại Việt Nam
Chiều 20/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Karthik Rammohan, Phó Chủ...
15/03/2024
OpenAI gây quỹ hàng nghìn tỷ USD để sản xuất bán dẫn
Bên cạnh generative AI, Sam Altman, CEO OpenAI, đang có một tham vọng lớn khác: huy...
15/03/2024
Quy hoạch tỉnh Ninh Bình là trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô
Theo Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm...
05/03/2024
RỘNG CỬA CƠ HỘI THAM GIA THỊ TRƯỜNG BÁN DẪN TOÀN CẦU
Tại tọa đàm về công nghệ bán dẫn tổ chức tháng 12/2023, GS. Richard Henry...

Đăng ký Bản tin điện tử

    captcha
    Đặt Gian Hàng
    Đăng Ký Tham Quan Trực Tuyến
    Đăng Ký Tham Quan Theo Đoàn