Error validating access token: The session has been invalidated because the user changed their password or Facebook has changed the session for security reasons.
Dòng vốn nước ngoài vào công nghiệp chảy mạnh
09/08/2022Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Những số liệu từ đầu năm cho thấy công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ đang là mũi nhọn trong quá trình phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19.
Cũng con số từ Cục Đầu tư nước ngoài, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 8,84 tỷ USD, chiếm 63% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng cao nhất với trên 252 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 59,1% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với trên 65,3 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với trên 36,46 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư.
Như vậy có thể thấy, vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm đa số và bỏ xa các lĩnh vực hấp dẫn vốn ngoại thứ 2 và thứ 3 là bất động sản và sản xuất, phân phối điện.
Đáng chú ý, không chỉ thu hút lượng vốn đầu tư khủng, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo còn có sức hấp dẫn đối với những tập đoàn công nghiệp lớn, có tầm ảnh hưởng trên thế giới, như: Samsung, LG, Canon, Honda, Toyota,… trong đó những tập đoàn này liên tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam sau một thời gian đầu tư và hoạt động hiệu quả.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Việt Nam thu hút nhiều dự án FDI lớn vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư, tăng vị thế của Việt Nam trong bản đồ kinh tế thế giới. Đây là điều tích cực trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau 2 năm chùng xuống do dịch bệnh COVID-19.
Cũng theo số liệu thống kê, trong lĩnh vực chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2022, nhiều địa phương ghi nhận tăng trưởng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước. Điển hình như Bắc Giang tăng 48,9%; Quảng Nam tăng 25,4%; Hà Giang tăng 23%; Bình Phước tăng 23,7%; Sơn La tăng 14,4%; Đắk Lắk tăng 10%; Bắc Ninh tăng 19,8%; Bạc Liêu tăng 8,9%…
Một địa phương có mức tăng trưởng mạnh và ổn định là Hải Dương, tính chung 6 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp tại Hải Dương ước tăng 16,9% trong đó, ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng 19,3% so với cùng kỳ. Ngành sản xuất thiết bị điện tăng 20,7%, sản xuất máy móc thiết bị tăng 31,1% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm chính đó là tổ máy phát điện tăng 28,9%; bơm nước một tầng tăng 33,3%; máy khâu loại khác trừ máy khâu sách và máy khâu gia đình tăng 29,9%…
Ngành sản xuất xe có động cơ tăng 13,5% so với cùng kỳ; trong đó sản phẩm xe có động cơ chở được từ 5 người tăng 70,4%; tăng cao do chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ và việc Công ty TNHH Ford Việt Nam đưa nhà máy sản xuất dòng xe mới vào hoạt động từ tháng 6/2021.
Đưa ra giải pháp cho phát triển công nghiệp trong thời gian tới, theo Bộ Công Thương cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam; từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa…
Trong dài hạn, cần thống nhất nguồn lực từ Trung ương đến địa phương tập trung đầu tư, phát triển các dự án công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nền tảng, các ngành sản xuất xuất khẩu chủ lực như công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, ôtô, dệt may, da – giày, điện – điện tử, chế biến thực phẩm…
Tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ thông qua các giải pháp hỗ trợ về tín dụng, nguồn nhân lực, khoa học và côn nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường; cũng như các ưu đãi về thuế và đất đai theo quy định của pháp luật.
Về mặt chính sách để thúc đẩy phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết thời gian qua, ngành đã xác định tiếp tục tập trung triển khai 4 nhiệm vụ lớn. Trong đó khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp để báo cáo Thủ tướng trong tháng 7/2022, trình Quốc hội dự án Luật phát triển công nghiệp vào năm 2023.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Việt Nam thu hút nhiều dự án FDI lớn vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư, tăng vị thế của Việt Nam trong bản đồ kinh tế thế giới. Đây là điều tích cực trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau 2 năm chùng xuống do dịch bệnh Covid-19.
Đặc biệt, thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo cũng giúp người lao động Việt Nam nâng cao tay nghề, giúp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua cung ứng các sản phẩm, linh kiện cho các tập đoàn lớn trên thế giới đang đầu tư tại Việt Nam.
Tuy nhiên, để các dự án FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thực sự mang lại hiệu quả cao và không ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác, Việt Nam cũng cần “khắt khe” hơn trong việc lựa chọn dự án, nhằm thu hút những dự án có tiềm lực tài chính, công nghệ hiện đại, sử dụng ít lao động và mang lại giá trị gia tăng cao, đồng thời hạn chế những dự án dùng công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều lao động, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn lực.
Nguồn Báo Công thương
MTA Hanoi 2022 – Triển lãm quốc tế hàng đầu về ngành cơ khí chính xác và gia công kim loại khu vực phía Bắc. Tại đây, các sản phẩm, giải pháp và công nghệ mới nhất được giới thiệu bởi các đơn vị triển lãm, tạo thêm những cơ hội tiếp cận với khách hàng và các nhà cung cấp tiềm năng. Triển lãm cũng là nền tảng kết nối, trao đổi giữa các doanh nghiệp trong ngành ở khu vực và quốc tế nhằm cập nhật các xu hướng ngành mới nhất. Cùng với đó là những chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành, từ đó có thể cập nhật kiến thức ngành và nâng cao trải nghiệm tại triển lãm. TỔNG QUAN VỀ TRIỂN LÃM MTA HANOI 2022 Ngày triển lãm: 12 – 14 tháng 10 năm 2022 Giờ mở cửa: 9:00 – 17:00 hàng ngày Địa điểm tổ chức: Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, 94 Trần Quốc Toản, Quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội, Việt Nam Thông tin liên lạc : BTC Mr. Kingsley Tel: +84 28 3622 2588 Email: [email protected] Website: www.mtahanoi.com |
You may be interested in


Ứng dụng linh kiện bán dẫn Infineon trong sản xuất ôtô

Muốn phát triển công nghiệp ô tô, Việt Nam cần phải làm gì?

Samsung và LG đối đầu trong lĩnh vực sản xuất linh kiện xe điện, mở ra cuộc chiến hấp dẫn

“Tâm thư” của doanh nghiệp thép không gỉ trong nước gửi Thủ tướng Chính phủ

Năng lực sản xuất linh kiện cơ khí của Việt Nam

LILAMA khởi công chế tạo tổ hợp 55 mô-đun điện phân cho Nhà máy Hydrogen lớn ở Ả-Rập-Xê-Út

Bắc Ninh thanh tra khu đô thị 70 ha phục vụ khu công nghiệp ‘nghìn tỷ’
