MTA Hanoi is part of the Informa Markets Division of Informa PLC

This site is operated by a business or businesses owned by Informa PLC and all copyright resides with them. Informa PLC’s registered office is 5 Howick Place, London SW1P 1WG. Registered in England and Wales. Number 8860726

Nhiều địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao

29/07/2022

6 tháng đầu năm 2022, một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng cao so với cùng kỳ như: Bắc Giang (tăng 48,9%), Quảng Nam (tăng 25,4%), Bình Phước (tăng 23,7%), Hà Giang (tăng 23%), Bắc Ninh (tăng 19,8%).

Công nghiệp chế biến, chế tạo có sự phục hồi nhanh

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tình hình sản xuất công nghiệp trong nước đã có những bước hồi phục mạnh mẽ, từng bước khắc phục và nối lại được các chuỗi cung ứng trong các nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với sản lượng sản phẩm và số lượng đơn hàng mới đều gia tăng.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã cơ bản nối lại được các chuỗi cung ứng.

6 tháng đầu năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,48%, tăng cao hơn so với mức tăng chung của nền kinh tế (tăng 6,42%) và tăng cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (6 tháng 2021 tăng 5,74%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 9,66%, đóng góp 2,58 điểm phần trăm vào tốc độ tăng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục mở rộng với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%. Trong phạm vi cả nước, có tới 61/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng và nhiều địa phương tăng ở mức rất cao. Một số địa phương có chỉ số IIP tăng cao so với cùng kỳ như: Bắc Giang (tăng 48,9%), Quảng Nam (tăng 25,4%), Bình Phước (tăng 23,7%), Hà Giang (tăng 23%), Bắc Ninh (tăng 19,8%)…

Báo cáo Bộ Công Thương cũng chỉ rõ, các nhóm ngành có sự hồi phục nhanh như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã cơ bản nối lại được các chuỗi cung ứng, cả sản lượng và số lượng đơn hàng mới đều tăng; ngành điện đảm bảo tốt cân đối điện phục vụ cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân. Khai thác dầu, khí và than vượt kế hoạch cùng với nhập khẩu gia tăng đã đảm bảo cung cấp đủ xăng dầu, than cho các hộ sản xuất, cho tiêu dùng ở thị trường trong nước và có dự trữ đảm bảo an ninh năng lượng.

Đáng chú ý, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cải thiện theo hướng tích cực 6 tháng đầu năm 2022 tăng 9,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2021 tăng 9,2%). Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 30/6/2022 tăng 14,1% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 29,5%).

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Để thúc đẩy phát triển công nghiệp trong thời gian tới, Bộ Công Thương khẳng định, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam; từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa…

Theo Bộ Công Thương, trong dài hạn, cần thống nhất nguồn lực từ Trung ương đến địa phương tập trung đầu tư, phát triển các dự án công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nền tảng, các ngành sản xuất xuất khẩu chủ lực như công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, ô tô, dệt may, da – giày, điện – điện tử, chế biến thực phẩm…

Tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ thông qua các giải pháp hỗ trợ về tín dụng, nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường; cũng như các ưu đãi về thuế và đất đai theo quy định của pháp luật.

Cục Công nghiệp cho biết, thời gian qua mô hình hợp tác giữa Trung ương, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đầu tàu về phát triển công nghiệp và đặc biệt công nghiệp hỗ trợ là một trong những chương trình hợp tác điển hình mà Bộ Công Thương đã triển khai để các địa phương có thể tham khảo, thực hiện đổi mới một cách hiệu quả. Từ đó nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trên địa bàn, giúp các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nguồn Tạp chí Cơ khí

Share this post
Tags:

You may be interested in

24/03/2023
VinFast giảm giá thuê cho những khách hàng đầu tiên tại Mỹ
Mẫu SUV điện VF8 của VinFast trưng bày tại cửa hàng mà hãng xe Việt Nam dự...
24/03/2023
Cải cách môi trường kinh doanh là trợ thủ đắc lực nhất cho doanh nghiệp
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê, Tổng cục Thống kê cho rằng,...
24/03/2023
Việt Nam đứng thứ 3 trong số các thị trường xuất nhập khẩu của Lào
Việt Nam đứng thứ ba trong số các thị trường xuất khẩu của Lào trong tháng...
24/03/2023
Giá thép tiếp tục tăng mặc cho nhu cầu về thép vẫn đang giảm
Một người đàn ông trèo lên các kiện thép tại nhà máy thép Hòa Phát ở tỉnh...
17/03/2023
Lợi nhuận của các nhà cung cấp phụ tùng cho Honda tăng vọt trong năm qua
Các nhà cung cấp phụ tùng của Honda Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng...
17/03/2023
Các tỉnh phía Nam chờ đón dòng vốn FDI thế hệ mới
Tỉnh Đồng Nai phía Nam đã có những chuyển biến tích cực về đầu tư trực...
17/03/2023
Doanh nghiệp CNHT Việt Nam chú trọng sản xuất chất lượng cao
Công nhân Công ty Cơ khí Nhật Long, Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: Hữu Hạnh/Tuổi...
17/03/2023
Doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam cần chính sách thuế thuận lợi
Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp Việt Nam, Bộ Công...
14/03/2023
Phát triển Khu kinh tế Dung Quất trở thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây...
14/03/2023
Ngành công nghiệp ô tô: Có thật Việt Nam chỉ mới sản xuất được ốc vít?
Trao đổi với Tuổi Trẻ về nhận định “Việt Nam chỉ làm được ốc vít...

Đăng ký Bản tin điện tử

    captcha
    Đặt Gian Hàng
    Đăng Ký Tham Quan Trực Tuyến
    Đăng Ký Tham Quan Theo Đoàn